Chuyển đến nội dung chính

Cách Nấu Rượu Nếp ngon miễn chê

Rượu là một đồ uống không thể thiếu trong ngày lễ tết, các lễ hội,buổi gặp gỡ bạn bè thông thường.Rượu nếp là một trong số các loại rượu truyền thống tại Việt Nam được làm từ nguyên liệu gạo nếp được lên men và đem đi chưng cất để lấy rượu. vậy cách nấu rượu nếp thật ngon như thế nào? các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

 


Cách nấu rượu nếp ngon miễn chê.


Để nấu nấu rượu nếp  thì trước tiên cần biết công dụng kì diệu của rượu nếp để xem có phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn không nhé.

=>  Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi đúng cách

Công dụng của rượu nếp đối với đời sống và sức khỏe.


1.Vị thuốc đông y


Trong y học cổ truyền, ngoài chữa tiêu chảy, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, viêm loét dạ dày, tá tràng, gạo nếp còn được biết đến là một thực phẩm có tác dụng chữa một số bệnh liên quan đến ung thư tuyến tính, trực tràng bởi trong hạt gạo nếp có nhiều chất xơ.

2. Bổ máu


Rượu nếp rất tốt cho phụ nữ sau kinh nguyệt hay sau khi sinh,

3. Ngăn ngừa cao huyết áp


Nhiều nghiên cứu khoa hoc cho thấy, rượu nếp không những ngon còn giúp giảm hàm lượng Cholesterol xấu trong máu mà không hề có bất cứ một phản ứng phụ nào như những loại thuốc hạ huyết áp khác. Nếu uống rượu nếp thường xuyên với một lượng nhỏ giúp bạn có thể ổn định được huyết áp của mình.

4. Có lợi cho tim mạch


Theo một nghiên cứu gần đây, trong rượu nếp còn chứa Lovastatine và ergosterol giúp tái tạo thành mạch máu cho bệnh nhân sau phẫu thuật về tai biến mạch máu não.

5. Chăm sóc da


Trong rượu nếp có chứa rất nhiều vitamin B và các chất có lợi cho da, vì vậy mà sử dụng rượu nếp thường xuyên với hàm lượng vừa đủ sẽ giúp làn da bạn đẹp và có sức sống hơn. Ban cũng có thể dùng cơm rượu nếp để đắp mặt sẽ khiến da mịn màng và trắng sáng hơn.

6. Hỗ trợ tăng cân cho người gầy.


Gạo nếp có hàm lượng protein cao và chất béo cao hơn các loại gạo thông thường, và 8 loại axit amin thiết yếu và những vi chất cần thiết cho cơ thể, do đó nếu ăn rượu nếp hàng ngày người gầy sẽ nhanh chóng lấy lại được cân nặng

7. Tốt cho hệ tiêu hóa


Với tác dụng bổ máu và lưu thông khí huyết , uống 1-2 ly rượu nếp vào bữa ăn không những mang lại cảm giác ngon miệng mà còn kích thích tiêu hóa giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Với tất cả những công dụng tuyệt vời trên, hẳn ai cũng muốn sở hữu cho mình một bình rượu nếp ngon và chất lượng nhất.


Để rượu nếp được thơm ngon thì khâu chọn nguyên liệu chiếm đến 50% chất lượng rượu .

Cách tiến hành nấu rượu cơm nếp


Bước 1: Đầu tiên vẫn là khâu lựa chọn nguyên liệu


Gạo nếp để nấu rượu có thể chọn gạo nếp cái hoa vàng, gạo lứt,... ( chọn gạo, hạt gạo mẩy, chắc,nhấm thử thấy vị ngọt lan man đầu lưỡi, đã sát bỏ vỏ trấu và còn lớp vỏ cám nhé vì dùng loại này gạo còn nhiều protein, lipid và đặc biệt là vitamin B1,... các chất cần thiết cho cơ thể)

Bước 2: Nấu chín


Để nấu xôi ta nấu như bình thường. Trước hết bạn ngâm gạo và rửa hết cặn bẩn trong gạo và làm hạt gạo tơi xốp, trương phồng sau đó đổ vào nồi to để nấu.( hiện nay có rất nhiều thiết bị hỗ trợ việc nấu cơm  như tủ nấu cơm Rượu ,không phải trông nom, không tốn nhân công và cơm đảm bảo không bị khê khi chín có âm thanh và đèn báo giống một nồi cơm điện)

Tùy vào nhu cầu sử dụng của gia đình sử dụng hay sản xuất để bán.Để nấu cơm rượu không bị nát và nhão thì thông thường tỉ lệ gạo là 1:1

Xôi chín đổ ra rá, mâm bản  lớn, tãi tơi mỏng ra.

Bước 3 : Trộn men( lưu ý mua men rượu ở những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng đảm bảo nhé)


Men rượu được làm từ nhiều loại thảo dược có tính cay, nóng, như Riềng, rễ cam thảo, lá ổi xanh, thuốc bắc...nắm thành từng bánh nhỏ và ủ cho đến khi nở phồng, chuyển hóa thành một dạng nấm.( tùy từng người làm mà có bí quyết riêng mà men rượu được làm từ các nguyên liệu khác nhau)

Bạn loại bỏ lớp trấu, sau đó say nhuyễn hoặc đập nhuyễn men ra và chờ cơm bớt nóng thì bạn rắc men đều lên trên( lưu ý phải rắc men ngay khi cơm nếp còn ấm, tránh trường hợp cơm nguội hẳn hoặc còn quá nóng).

Trộn đều để men phủ khắp hạt cơm nếp nhé. ( Mẹo nhỏ trong cách rắc men là nên chia lượng men làm 2 phần: phần thứ nhất rắc trước trên mặt cơm nếp, sau đó lật mặt cơm còn lại lên, rắc nốt phần men còn lại.

Bước 4: Ủ men và ủ khô


Sau khi rắc men bạn ủ cơm nếp từ 3 -4 ngày cho hũ cơm rượu nên mốc tự dậy nước và có mùi thơm của rượu.

Các bạn lưu ý khi ủ cơm phải đảm bảo giữ ấm hũ cơm vào mùa đông. Tùy thời tiết nhé trời càng nóng cơm rượu càng mau được. Ở vùng cao nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu gần bếp để ủ nóng. cho cơm nếp nhanh ngấm men.

Bước 5: Ủ ướt.


Khi các cơm rượu đã lên men và dậy mùi thơm thì bạn tiến hành đổ nước vào ủ thêm với cơm rượu,sau đó đậy kín nắp,sau khoảng 5-7 ngày là  được. ủ trong điều kiện thoáng mát trong khoảng 25-26 độ C.

Bước 6: Chưng cất rượu:


Ngày xưa nồi nấu rượu thường được làm bằng đồng tuy nhiên nồi đồng để nấu rượu thường sẽ tạo ra các váng đồng màu xanh vừa không tốt cho sức khỏe và trông mất thẩm mỹ.

Hiện nay công nghệ và đời sống phát triển, thay thế nồi đồng là những nồi nấu rượu bằng inox tương đối hiện đại, sạch sẽ, rượu thành phẩm thơm ngon không kém gì nồi đồng mà còn đảm bảo chất lượng và an toàn VSTP.

Bạn tiến hành đổ hết cả nước và cái( hay còn gọi là bỗng rượu) vào nồi nấu. Trong quá trình nấu, bạn lưu ý căn bếp nhỏ lửa để rượu chảy ra từ từ, nếu đun bếp quá to sẽ làm phì rượu và khi uống sẽ có mùi khét rất khó uống. Tuy nhiên hiện nay đã có rất nhiều nồi nấu rượu bằng điện vừa không phải canh lửa, canh nồi mà hoàn toàn tự động, rượu không khê cũng không khét và đảm bảo chất lượng rượu.

Nếu bạn ăn cơm rượu nếp thì chỉ để đến khi men ngấu, mặt cơm hơi ướt bóng lên là ăn được( tầm 3 ngày). Nếu bạn muốn làm nhiều thì tốt nhất cho vào tủ lạnh để ăn dần. cơm rượu trộn với sữa chua, ăn rất ngon và đặc biệt rất tốt cho đường tiêu hóa, đẹp da và bổ máu. Người suy nhược do hậu sản cách ngày ăn một lòng đỏ trứng đánh với cốt rượu có tác dụng tốt hơn cả thuốc.

Rượu thành phẩm:


Rượu sau khi chưng cất phải có mùi thơm nồng, uống vào thấy êm êm và tê đầu lưỡi. Các bạn không lên uống rượu sau khi mới ra lò mà nên để vào chum sành khoảng 3-4 tháng rồi mới uống, về cơ bản rượu càng để lâu uống càng ngon và có thể giảm lượng độc tố trong rượu.


Tuy nhiên hiện nay thay vì phải đựng trong chum sành và chôn xuống đất vừa tốn nhiều chi phí, nhân công và cả diện tích chôn chum rượu nữa.

Rất nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng máy khử độc tố và lão hóa rượu để vừa khử được độc tố và lão hóa rượu khiến rượu thơm ngon như được hạ thổ lâu năm và hoàn toàn không hoa mắt, chóng mặt đau đầu như rượu gạo thông thường chưa qua xử lý.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vật liệu lọc rượu gồm những gì?

Ngộ độc rượu đã trở thành một nỗi ám ảnh với người tiêu dùng. Bởi vậy, việc sử dụng một chiếc máy khử độc tố rượu trước khi uống đã trở nên quen thuộc với những người thường xuyên phải sử dụng rượu bia. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã, chủng loại máy lọc độc tố rượu khác nhau. Điểm chung của những chiếc máy này là đều sử dụng vật liệu lọc để lọc độc tố trong rượu. Vậy vật liệu lọc rượu gồm những gì? Cùng chúng tôi khám phá trong bài viết này nhé. Vật liệu lọc là gì? Vật liệu lọc là những loại vật chất có tác dụng lọc các tạp chất trong rượu hay nước, giúp rượu trong và loại bỏ được 1 phần độc tố, đảm bảo an toàn khi uống. Vật liệu lọc thường được chứa trong các cột lọc của máy lọc rượu. Khi xử lý, rượu sẽ đi qua các cột lọc này và ra ngoài bằng ống dẫn. Vật liệu rượu gồm những gì? Thông thường, vật liệu lọc rượu gồm than, cát , sỏi và lõi lọc PP của máy lọc nước. Than Than được sử dụng trong máy lọc rượu là than hoạt tính. Than hoạt tính là một dạ

Rượu Trắng Nào Ngon? Tiêu Chí Nào Xác Định Rượu Ngon?

Có khi nào các bạn thắc mắc tại sao lại người Việt luôn  sử dụng rượu trong các bữa tiệc. Đây không chỉ là một thói quen mà còn là một nét văn hóa đẹp trên các bàn nhâu. Rượu bia không chỉ đơn thuần là một thức uống nó còn là linh hồn của một bữa tiệc. Chính vì vậy mà sản lượng rượu bia của Việt Nam đứng thứ 29 trên Thế Giới, một con số đáng suy ngẫm đúng không nào? Ở Việt Nam hầu hết đều sử dụng quy trình sản xuất thủ công để  chưng cất rượu và cho ra những ly rượu gạo thơm ngon( hay còn gọi là rượu trắng). Vậy tiêu chuẩn nào để xác định rượu ngon chúng ta cùng tìm hiểu nhé. Rượu nút lá chuối truyền thống của người Việt Rượu Trắng Nào Ngon nhất Rượu trắng hay còn gọi là rượu đế, rượu ngang, rượu gạo, rượu quốc lủi. Tất cả các loại rượu trên đều được chưng cất từ ngũ cốc lên men và được làm một cách thủ công trong dân gian.Rượu trắng là tên gọi chung của các loại rươu được nấu từ gạo tẻ, gạo nếp hoặc một số loại ngũ cốc, sau khi được chưng cất rượu sẽ lọc bỏ tạp chất để

TẠI SAO UỐNG RƯỢU LẠI HAY KHÁT NƯỚC

Rượu bia là thứ không thể thiếu trên bàn nhậu Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao rượu là một thứ đồ uống nhưng càng uống bạn lại càng thấy khát? Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết hiện tượng này xảy ra chủ yếu bởi các nguyên nhân dưới đây. Rượu là một chất lợi tiểu Khi uống rượu, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân là do trong rượu có một loại chất khi uống vào cơ thể sẽ gây ức chế hormone có tên gọi Vasopressin trong cơ thể. Đây là một hormone có chức năng giúp thận tái hấp thu nước, ngăn cơ thể đi tiểu nhiều lần. Khi hormone này bị ức chế, nước sẽ không được hấp thụ lại mà sẽ bị tích tụ cực nhanh ở bàng quang. Điều này khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần khiến cơ thể bị mất nước. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn uống nhiều nước nhưng vẫn có cảm giác khát nước. Qúa trình ức chế này sẽ diễn ra cho đến khi rượu trong cơ thể bạn được chuyển hóa toàn bộ. Gan cần nước để lọc độc tố Như các bạn đều biết, gan cần nước để lọc các độc tố trong cơ thể. Khi rượu được đưa