Có khi nào các bạn thắc mắc tại sao lại người Việt luôn sử dụng rượu trong các bữa tiệc. Đây không chỉ là một thói quen mà còn là một nét văn hóa đẹp trên các bàn nhâu. Rượu bia không chỉ đơn thuần là một thức uống nó còn là linh hồn của một bữa tiệc.
Chính vì vậy mà sản lượng rượu bia của Việt Nam đứng thứ 29 trên Thế Giới, một con số đáng suy ngẫm đúng không nào? Ở Việt Nam hầu hết đều sử dụng quy trình sản xuất thủ công để chưng cất rượu và cho ra những ly rượu gạo thơm ngon( hay còn gọi là rượu trắng). Vậy tiêu chuẩn nào để xác định rượu ngon chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Rượu nút lá chuối truyền thống của người Việt |
Rượu Trắng Nào Ngon nhất
Rượu trắng hay còn gọi là rượu đế, rượu ngang, rượu gạo, rượu quốc lủi. Tất cả các loại rượu trên đều được chưng cất từ ngũ cốc lên men và được làm một cách thủ công trong dân gian.Rượu trắng là tên gọi chung của các loại rươu được nấu từ gạo tẻ, gạo nếp hoặc một số loại ngũ cốc, sau khi được chưng cất rượu sẽ lọc bỏ tạp chất để có màu trong suốt.Tuy có rất nhiều tên gọi rất đa dạng như trên, mỗi tên gọi thể hiện một đặc trưng rượu của một vùng miền, một đia phương ở Việt Nam. Nguyên liệu chính được sử dụng để nấu rượu như nếp cái hoa vàng,gạo lứt, gạo nếp, gạo tẻ, nếp cẩm….Mỗi loại rượu chưng cất nó có một đặc điểm, một hương vị riêng, khó có thể so sánh rươu trắng nào ngon hơn.
Sau đây mình xin chia sẻ một số rượu trắng nấu từ gạo nếp.
1. Đầu tiên phải kể đến là Rượu Nếp.
Rượu nếp là một loại rượu trắng được chưng cất từ gạo nếp kết hợp với men ta làm từ các vị thuốc Bắc. Một số loại rượu nếp khả nổi tiếng như Rượu nếp cái hoa vàng, Rượu nếp làng bân,Rượu nếp kim sơn…
Mỗi loại rượu nếp đều có những hương vị và đặc trưng riêng tuy nhiên tất cả đều có đặc điểm là khi uống có hương vị đậm đà, êm dịu và có hương thơm nồng của gạo nếp.
Để Rượu thành phẩm được thơm ngon thì đòi hỏi phải trải qua rất nhiều công đoạn phức tap, yếu tố môi trường thời tiết, Nguyên liệu hay kinh nghiêm của người làm rượu.
Gạo nếp có đặc trưng là những hạt gao thơm, ngon, khi dùng để chưng cất thành rượu thì rượu cũng rất thơm, ngon.
Vì Rượu nếp được làm theo quy trình khá công phu và chau chuốt. Gạo nếp sau khi được nấu chín, làm nguội bớt thì được rắc bột bánh men và đem đi ủ. Trong quá trình ủ nấm mốc thì nó tự tạo ra một enzim đường hóa, cũng chính quá trình này tạo ra khối gạo ủ lên men có hương thơm rất đặc trưng, hấp dẫn. Đặc biệt khâu cuối là quá trình chưng cất gạo nếp không sử dụng tháp cao cất cồn mà dùng thiết bị chưng cất rượu để thu được rượu khoảng 40 -45 độ . Toàn bộ hương thơm của nguyên liệu do quá trình lên men vẫn giữ được gần như trọn vẹn trong sản phẩm. Trong quy trình sản xuất thủ công, quá trình ủ men diễn ra trong điều kiện bình thường nên thời tiết và khí hậu tại thời điểm ủ men ảnh hưởng rất lớn đến sự đồng đều và chất lượng rượu sau này. Đây cũng là một điểm hạn chế của cơ sở rượu nếp làng nghề so với nhà máy sản xuất rượu nếp với thiết bị công nghệ hiện đại.
2. Rượu Gạo Tẻ
Rượu gạo tẻ là một đồ uống được chiết xuất từ chính những hạt gạo tẻ bạn hay sử dụng để nấu cơm hàng ngày bằng phương pháp thủ công truyền thống. Rượu có hương vị đậm đà và cay nồng đặc trưng của loại gạo tẻ, loại rượu này đặc biệt phù hợp với người lao động chân tay và cũng có thể sử dụng để ngâm với các loại thuốc quý.
Gạo tẻ dùng để nấu rượu thường từ những loại gạo như gạo tám, gạo khang dân, gạo tạp dao… mặc dù là gạo tẻ nhưng nó vẫn mang hương vị ngọt ngào cho chén rượu
Quy trình chưng cất rượu cũng giống như với rươu nếp. Rượu nước đầu có nồng độ rượu cao từ 64 -65 độ.
So với rượu nếp thì rượu gạo tẻ không có được mùi thơm tự nhiên. Khi nấu rượu gạo tẻ bạn không chỉ thu được phần nước cất mà phần bống rượu và nước lọc lần 2, lần 3 cũng được tận dụng triệt để để sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Rượu gạo tẻ thường có giá thành phải chăng cũng như phù hợp với người lao động. Mặc dù xét về chất lượng thì rượu gạo tẻ thường không ngon bằng rượu gạo nếp nhưng nó lại rất khó làm. Thời tiết không thuận lợi hoặc bất cứ sự bất cẩn nào cũng khiến cho mẻ rượu bị hỏng nhanh chóng.
Nếu xét trên mức độ cá nhân thì mình cảm thấy rượu nếp thơm ngon hơn rượu gạo tẻ. Vì mình cũng đã từng được uống rất nhiều loại rượu,rượu nếp có, rượu gạo tẻ có, cả rượu ngâm nữa. Nhưng mình thấy rượu nếp là đặc biệt và thơm ngon . Còn bạn cảm thấy thế nào có giống với cảm nhận của mình không?
=> TẠI SAO UỐNG RƯỢU LẠI HAY KHÁT NƯỚC
Tiêu Chí Xác Định Rượu Ngon
Trên đây chỉ là những cảm nhận cảm quan bên ngoài vậy những tiêu chí quan trọng xác định rượu ngon như thế nào? Mình xin chia sẻ một số tiêu chí xác định rượu ngon hi vọng sẽ hữu ích với các bạn.1. Vị Rượu
Vị rươu được xác định bằng cách uống trực tiếp rượu để cảm nhận. Cảm giác từ đầu lưỡi cho đến vòm họng , cảm nhận sự tiếp xúc, kết cấu cũng như sự nồng nàn đặ trưng. Có 4 hương vị cơ bản của rượu hiện có: vị cay, vị ngọt, vị nồng và vị đắng.
2. Độ trong - đục của rượu và không có cặn.
Độ trong - đục là yếu tố biểu thị khá rõ chất lượng rượu. Những chaig chai rượu ngon là những chai có độ trong suốt, không có cặn hay tạp chất lơ lửng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc,khi uống rượu có những dấu hiệu rượu vẩn đục mà không rõ lý do.
3. Mùi hương rượu.
Việc đánh giá mùi rượu trắng được thực hiện nhờ phần mềm niêm mạc và phần trên của xoang mũi. Đối với các yếu tố về mùi thì ở một chai rượu trắng, nó sẽ có mùi hương thơm dịu, êm , mùi không quá nồng. Nếu rượu kém chất lượng thì mùi rượu nó sẽ nồng và đối lúc hơi có cảm giác ngat khi hít phải lúc đầu tiên.
4. Uống có êm hay không?
Với rượu ngon khi uống dù độ rượu cao hay thấp thì rượu uống vẫn êm không quá gắt và sốc.ngoài ra sau khi uống không bị đau đầu,chóng măt.
Đây chỉ là những đánh giá cảm quan từ vị giác, khứu giác, cảm giác, thị giác…
5. Quan trọng nhất là hàm lượng độc tố trong rượu ở mức cho phép
Như các bạn đã biết trong rượu nấu thông thường có chứa rất nhiều hàm lượng độc tố gây hại dẫn đến đau đầu, hoa mắt chóng mặt, thậm chí là ngộ độc. Với Andehyt là thủ phạm số 1 gây đau đầu. Nghiêm trọng hơn là methanol là một chất kịch độc ở hàm lượng thấp gây loạng choạng mất định hướng ở hàm lượng cao có thể mù lòa và dẫn đến tử vong.
Bảng tiêu chuẩn hàm lượng độc tố
Nếu thực sự rượu của chúng ta sử dụng hàng ngày nó ở mức độ cho phép như trên thì thật sự quá tuyệt vời nhưng thực tế cho thấy ngược lại rượu nước ta các hàm lượng andehyt, metanol, fuffurol... có chỉ số rất cao.Nếu không dùng các biện pháp xử lý độc tố thì đó là mối hiểm họa ngộ độc rượu rất lớn.
Trên đây là những chia sẻ của UHC cho bạn. Chúc các bạn lựa chọn được rượu ngon cho gia đình mình nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét